Vì sao phụ nữ dễ viêm nhiễm phụ khoa?

Viêm nhiễm sinh dục nữ là bệnh thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15 – 49 tuổi), chiếm tỉ lệ 60%. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe phụ nữ, chức năng sinh sản mà còn ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.

 

Viêm nhiễm sinh dục nữ có 3 loại chính: viêm đường sinh dục dưới: viêm âm hộ, âm đạo, cổ tử cung; viêm đường sinh dục trên: viêm niêm mạc thân tử cung, viêm vòi trứng và phần phụ; viêm vùng chậu cấp: viêm phúc mạc vùng chậu do viêm tai vòi, buồng trứng cấp tính.

 

Mầm bệnh do vi khuẩn: Chlamydia trachomatis, song cầu khuẩn lậu, xoắn khẩu giang mai, trực khuẩn Ducrey (bệnh da cam); do virus: mụn rộp sinh dục, viêm gan B, HPV (sùi mào gà); do nấm: Candida albicans hoặc do ký sinh trùng: rập mu.

 

Vì sao viêm nhiễm?

 

Nguyên nhân viêm nhiễm sinh dục có thể bắt nguồn từ những yếu tố sau đây:

 

- Không vệ sinh: không vệ sinh bộ phận sinh dục hằng ngày, không vệ sinh trước và sau quan hệ tình dục (kể cả nam và nữ) hoặc không có điều kiện vệ sinh kinh nguyệt hoặc vệ sinh kinh nguyệt không đúng cách.

 

- Vệ sinh không đúng: vì thiếu các kiến thức thông thường nhất về vệ sinh cơ thể; do hiểu sai về sinh lý phụ khoa, huyết trắng nên có những cách vệ sinh hằng ngày, vệ sinh tình dục và vệ sinh kinh nguyệt sai; do không có điều kiện môi trường tốt để vệ sinh (thiếu nước sạch, nhà vệ sinh) nên vệ sinh không đảm bảo; dùng chung chậu, khăn tắm, quần áo lót.

 

- Quan hệ tình dục không an toàn đưa đến nhiễm bệnh

 

- Sức khỏe giảm sút: sức đề kháng của cơ thể giảm có thể do tuổi, do bệnh tật, do thiếu dinh dưỡng.

 

- Do mãn kinh: nội tiết tố trong cơ thể giảm, giảm sức đề kháng dẫn đến thay đổi môi trường âm đạo và khô dễ dẫn đến viêm nhiễm phụ khoa.

 

- Do các thủ thuật y tế: biến chứng sau sẩy thai, đẻ, nạo hút thai hoặc đặt dụng cụ tử cung không an toàn, không sát khuẩn tốt sẽ gây lây nhiễm.

 

Ở phụ nữ rất dễ bị viêm nhiễm sinh dục nhiều hơn nam là vì:

 

- Đặc điểm về tổ chức cơ quan sinh dục của phụ nữ: Cấu tạo giải phẫu cơ quan sinh dục nữ nằm sâu và là cơ quan duy nhất thông thương với bên ngoài (qua lỗ âm đạo) vào trong ổ bụng (qua lỗ vòi trứng) do vậy bệnh không phát hiện kịp thời; diện tích bề mặt của âm hộ, âm hộ lớn nên dễ tiếp xúc với mầm bệnh; lỗ niệu đạo, âm đạo và hậu môn rất gần nhau nên nước tiểu, phân, giun sán dễ xâm nhập vào âm hộ, âm đạo. Thêm nữa, âm hộ, âm đạo có nhiều nếp da gấp lại tạo những khe kẽ dễ lắng đọng các chất tiết, do đó thuận lợi cho vi khuẩn ẩn nấp, phát triển và khó điều trị. Ngoài ra do chức năng sinh lý nên vùng âm đạo, âm hộ có nhiều tuyến luôn tiết dịch nên luôn ẩm ướt, điều kiện tốt cho vi khuẩn gây bệnh phát triển.

 

 

- Hàng tháng phụ nữ hành kinh, máu kinh là môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển.

 

- Chức năng của người phụ nữ là mang thai, sinh sản nên thường dễ bị viêm nhiễm hơn nam giới.

 

Cần điều trị triệt để

 

Người bệnh phải điều trị đến khi khỏi bệnh vì nếu không viêm nhiễm đi ngược lên vào sâu trong ổ bụng gây viêm nhiễm vùng chậu hoặc có thể gây rối loạn kinh nguyệt; gây khó chịu trong sinh hoạt hằng ngày: tiết dịch, mùi khó chịu; ảnh hưởng sinh hoạt tình dục: đau đớn, sợ hãi, chảy máu bất thường. Cũng có thể là tiền đề của ung thư cổ tử cung; vô sinh do tắc nghẽn ống dẫn trứng; chửa ngoài dạ con.

 

Làm sao phát hiện?

 

Cần lưu ý những biểu hiện đặc trưng sau:

 

- Toàn thân: Trong thời kỳ cấp tính, cơ thể có một hoặc nhiều triệu chứng: tại chỗ sưng, nóng, đỏ, đau; toàn thân: sốt, nhức đầu, chán ăn, mạch nhanh. Ở thời kỳ mãn tính: các triệu chứng không rầm rộ…

 

- Tại cơ quan sinh dục: Dịch tiết âm đạo khác thường: nhiều, có dạng bọt màu vàng hoặc xanh, dạng miếng như sữa đặc, có máu hoặc mủ, có mùi hôi; ngứa hoặc nóng rát âm đạo; kinh nguyệt rối loạn: rong kinh, rong huyết; đau bụng: đau khi quan hệ tình dục hoặc đau bụng dưới, đau hố chậu.

 

Cách phòng ngừa

 

Để phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa, các chị em nên vệ sinh hằng ngày đúng cách, không đưa ngón tay vào trong âm đạo gây xây xát, viêm nhiễm; không ngâm mình dưới nước ao; làm tốt vệ sinh kinh nguyệt, sau sẩy, nạo hút thai và sinh đẻ; thay băng vệ sinh đúng cách, khoảng 2giờ/lần; vệ sinh trước và sau khi quan hệ tình dục ở cả nam và nữ; không quan hệ tình dục khi đang hành kinh hoặc ra huyết bất thường; lau chùi khi đi vệ sinh theo hướng từ trước ra sau và phải vệ sinh, rửa tay sau khi đi vệ sinh và sổ lãi định kỳ…

 

Cần nhớ không dùng chung khăn tắm, không lạm dụng thuốc rửa phụ khoa. Một khi mắc bệnh phải điều trị tích cực để khống chế bệnh cho cả hai, bản thân và chồng.

 

Lưu ý: Biểu  hiện của viêm âm đạo thường phản ánh bằng khí hư qua đường âm đạo. Vì vậy chị em cũng cần biết phân biệt dịch tiết bình thường (dịch âm đạo) và khí hư (huyết trắng bệnh lý). Dịch tiết bình thường có đặc điểm: chất dịch ra ít, thường gặp ở ngày rụng trứng và ngày sắp có kinh nguyệt, màu trắng trong, không có mùi hôi, không gây khó chịu như ngứa, rát, bong âm hộ, âm đạo. Khí hư thường dùng để chỉ khi dịch ở âm đạo có những đặc điểm bất thường như: ra nhiều, ra liên tục, màu trắng đục, hoặc vàng, xanh như mủ có khi lẫn máu, hoặc như bọt xà phòng, hoặc đặc như bột gạo, có mùi hôi, gây khó chịu, ngứa, rất bỏng, có khi đau bụng dưới, kèm theo đái buốt, đái rắt… Tùy theo nguyên nhân gây viêm âm đạo mà tính chất khí hư cũng như việc chữa trị sẽ khác nhau.

 

(Trích theo Phụ nữ)

 

Thông tin cho bn:

 

Biện pháp điều trị dứt điểm viêm nhiễm phụ khoa:

 

Trước những ảnh hưởng không nhỏ của viêm âm đạo tới chất lượng cuộc sống và những diễn tiến nguy hiểm có thể xảy ra, phải làm gì để phòng và điều trị hiệu quả viêm âm đạo?

LadyBalance®, viên đặt âm đạo do Đan Mạch sản xuất, điều trị tận gốc bệnh viêm nhiễm âm đạo, sẽ giúp cho phụ nữ luôn giữ được sự tự tin, nồng nàn, quyến rũ trong tình yêu và cuộc sống đúng như những gì mà tạo hoá đã ban tặng riêng cho họ cũng như hình thành một thói quen văn minh, hiện đại.

LadyBalance®: Triết lý độc đáo duy nhất trên thế giới về chăm sóc sức khoẻ âm đạo

LadyBalance® cung cấp lactose - chất dinh dưỡng dành cho hệ vi khuẩn axit lactic - để vi khuẩn này sản sinh ra chất diệt khuẩn, tăng cường hàng rào bảo vệ TỰ NHIÊN, giúp phục hồi, bảo vệ và duy trì sự cân bằng của môi trường âm đạo, ngăn ngừa và hỗ trợ hiệu quả việc điều trị tận gốc bệnh viêm nhiễm âm đạo và các triệu chứng như khí hư có mùi khó chịu, âm đạo bị khô, ngứa, đau rát, tấy nhức.

 

Theo Simon Emery, một trong những chuyên gia hàng đầu hiện nay về phụ khoa/tiết niệu tại Vương quốc Anh: Tính mới lạ của phương pháp này là sử dụng chất tiền sinh học (prebiotic) trong âm đạo. Bác sĩ phụ khoa đã quen với phương pháp giảm độ pH trong âm đạo nhằm ngăn ngừa nhiễm trùng. Chúng tôi cũng quen với các tác dụng phụ của kháng sinh trên hệ thực vật tự nhiên của âm đạo. Sản phẩm LadyBalance® nhằm mục đích nâng cao vi khuẩn sữa (lactobacilli) âm đạo tự nhiên có tính năng bảo vệ bằng cách cung cấp lactose như một loại chất dinh dưỡng cụ thể. Vi khuẩn sữa giúp duy trì môi trường âm đạo khỏe mạnh thông qua việc hình thành hàng rào bảo vệ trên biểu mô âm đạo và sản xuất axit lactic và hydro peroxit (H2O2) có tác dụng giảm độ pH và làm cho nhiều tác nhân gây bệnh phổ biến không thể phát triển thuận lợi. Trong những trường hợp trên, lactose sẽ đóng vai trò như một chất tiền sinh học âm đạo.

 

Với LadyBalance®, nơi thầm kín nhất của phụ nữ sẽ được chăm sóc cẩn thận và liên tục giúp ngăn ngừa một cách rất hiệu quả bệnh viêm nhiễm âm đạo.

 

Việc duy trì độ pH cân bằng hợp lý được xem là rất khó, nhưng thực tế thì lại rất đơn giản khi hàng ngày phụ nữ sử dụng từ 1 viên hoặc ½ viên LadyBanlance®. giúp âm đạo luôn khỏe mạnh.

 

LadyBalance® dùng cho phụ nữ ở mọi lứa tuổi, bao gồm phụ nữ trong thời kỳ mang thai và cho con bú (trừ trẻ em và những người dị ứng với sữa).

 

LadyBalance® được Liên minh Châu Âu cấp chứng nhận EC theo chỉ dẫn số 93/42/EEC. Tại Việt Nam, LadyBalance®  được phép nhập khẩu theo công văn số 1496/BYT-TB-CT ngày 21/03/2012 của Bộ Y Tế.

Liên hệ

Mọi thông tin của Quý khách sẽ được bảo mật

 

HOTLINE

 

(04)  3773 9719

 

Họ và tên: *

Email: *

Điện thoại: *

Địa chỉ: *

Nội dung: *

0984 108 983
backtop
btn_quaylai